Cách chữa viêm lợi có mủ tại nhà hiệu quả

Bệnh viêm lợi nếu không được điều trị nhanh chóng có thể gây những biến chứng nguy hiểm. Cách chữa viêm lợi có mủ tại nhà là một quá trình gian nan của bác sĩ nha khoa cũng như của bệnh nhân. Vì vậy, nếu bạn không may mắc bệnh viêm lợi có mủ thì cùng My Auris sẽ cùng bạn đi tìm giải pháp nhé!

Bệnh viêm lợi có mủ là như thế nào?

Viêm lợi có mủ là sự nhiễm trùng ở phần các mô của nướu khiến hình thành ổ mủ. Hiện tượng bọc mủ ở răng do nhiễm trùng và làm sưng ở mô răng. Viêm lợi có thể gây đau nhức, sưng lợi. Nếu bạn không có sự can thiệp kịp thời của bác sĩ nha khoa thì viêm nhiễm sẽ hoạt động và tiếp tục lan ra, phá hủy các mô xung quanh.

Bệnh viêm lợi có mủ

Nguyên nhân gây ra viêm lợi có mủ 

  • Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Nguyên nhân gây ra nhiều bệnh cho răng miệng trong đó có bệnh viêm lợi có mủ. Cũng có thể do lười chăm sóc răng miệng và vệ sinh không đúng cách cũng tạo cơ hội cho vi khuẩn có cơ hội phát triển.
  • Hấp thụ nhiều đường: Đường rất cần thiết cho cơ thể, nhưng đừng lạm dụng đường quá nhiều như chế độ ăn uống nhiều đồ ngọt, uống nước ngọt sẽ khiến răng miệng dễ dàng bị vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm.
  • Mắc các bệnh khác: Một số bệnh khác gây nguyên nhân viêm lợi có mủ như tiểu đường hoặc các bệnh tự miễn dịch. Các bệnh này làm giảm sức đề kháng của cơ thể và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Bên cạnh đó, viêm lợi có mủ còn để lại biến chứng nguy hiểm, sẽ khiến bạn mất răng hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Triệu chứng của viêm lợi có mủ

Khi bạn thấy sức khỏe răng miệng có dấu hiệu bất thường như nướu sưng, có màu trắng đục…Ngoài ra, còn có những triệu chứng điển hình so với viêm nướu đơn thuần. Bạn có thể tham khảo một số triệu chứng dưới đây để tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất:

  • Đau răng: Tình trạng đau răng thường xuyên xuất hiện nếu người bệnh bị viêm lợi có mủ. Cảm giác đau không chỉ ở vùng răng tổn thương mà có thể lây lan cả hàm, vùng mặt bị ảnh hưởng, Tình trạng viêm nhiễm càng nặng thì tình trạng đau nhức kéo dài và tần suất đau cao hơn.
  • Sưng nướu: Vùng nướu xung quanh vị trí sưng mủ sẽ sưng to hơn bình thường. khi nhấn vào đôi khi sẽ có dịch màu vàng, hoặc thậm chí có thể gặp tình trạng chảy máu.
  • Hôi miệng: Khi tình trạng sưng nướu xảy ra gây tình trạng hôi miệng trong khoang miệng vì vi khuẩn răng miệng đang phát triển dữ dội. Tuy nhiên, nếu trường hợp bị hôi miệng và không có dấu hiệu viêm lợi có mủ, bạn cần đến bác sĩ nha khoa để kiểm tra và chẩn đoán nguyên nhân và đưa ra hướng điều trị thích hợp.
  • Sốt: Sốt là biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng đang ở mức độ báo động. Khi cơ thể bị nhiễm trùng nặng sẽ gây ra những biểu hiện lâm sàng như nóng người và sốt.
  • Sưng mặt, má, xuất hiện hạch ở cổ: Khi sự lây nhiễm đã lấn sâu vào hàm, người bệnh xuất hiện tình trạng sưng hai bên má và lan ra khắp mặt. viêm nhiễm nếu lan sang các vùng khác của cơ thể cũng khiến hạch xuất hiện ở cổ. 
  • Nhai đau: Bạn sẽ gặp khó khăn trong việc ăn uống, lợi sẽ bị đau khi sử dụng phần răng có chứa mủ để nhai thức ăn. Khoang miệng sẽ nhạy cảm với đồ ăn nóng hoặc lạnh, quá cay. Đặc biệt, nếu bạn viêm lợi có mủ nặng sẽ khiến bạn khó khăn khi giao tiếp.

Các giai đoạn hình thành bệnh viêm lợi có mủ 

Tùy theo từng giai đoạn phát triển của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra những giải pháp điều trị phù hợp, giúp chúng ta nhanh chóng thoát khỏi tình trạng viêm lợi.

Giai đoạn nhẹ  

Ở giai đoạn này, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc kháng sinh chống sưng tấy, kết hợp với việc cạo vôi răng để loại bỏ vi khuẩn gây viêm nướu. Cùng với đó, người bệnh cần tuân thủ một chế độ chăm sóc răng miệng khoa học như: 

  •  Súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng nha khoa để khử trùng và giảm sưng.
  •  Dùng bàn chải lông mềm và chải răng nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương nướu.
  •  Ăn thức ăn mềm, không quá nóng hoặc quá lạnh.
  •  Hạn chế thức ăn chua, cay, mặn vì dễ kích ứng nướu. 
  •  Bổ sung những thực phẩm giàu vitamin A và vitamin C.

Giai đoạn nghiêm trọng 

Đầu tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra và tiến hành lấy vôi răng ẩn sâu dưới nướu. Nếu sưng lợi do răng khôn mọc ngầm, bác sĩ sẽ khuyên nhổ bỏ răng khôn và kết hợp dùng kháng sinh chống viêm.

Đối với tình trạng viêm nướu diện rông, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ phần nha chu bị tổn thương. Sau đó, nếu cần, bác sĩ sẽ đắp thêm một vạt nướu để giữ cho răng không bị lung lay ngăn chặn tình trạng mất răng sớm.

Đề phòng bệnh viêm lợi có mủ 

Hiểu được nguyên nhân gây bệnh, chúng ta sẽ tìm ra phương pháp phòng bệnh hữu hiệu như:

  •  Vệ sinh răng miệng 2 lần mỗi ngày 
  •  Sử dụng chỉ nha khoa thay vì sử dụng tăm xỉa để loại bỏ những mảnh vụn thức ăn tồn động ở kẽ răng.
  •  Dùng nước muối sau mỗi khi ăn để giúp miệng sạch sẽ.
  •  Phù hợp với chế độ dinh dưỡng cho răng như rau xanh, trái cây, trứng,…

 Bên cạnh đó, để đảm bảo sức khỏe răng miệng tốt nhất, người bệnh cần đi khám và cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/ lần. Răng bạn sẽ được kiểm tra và có hướng dẫn điều trị kịp thời nếu phát hiện các bệnh lý do răng gây ra. Khi thấy chân răng có mủ, nên kịp thời đến nha khoa để được nha sĩ xử lý một cách triệt để và hiệu quả nhất.

Nha khoa My Auris được trang thiết bị máy móc hiện đại, nhằm đảm bảo chất lượng việc thăm khám và điều trị về sức khỏe răng miệng. Mọi quy trình thăm khám và điều trị đều được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ có chuyên môn, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực: trồng răng, chỉnh nha, bọc răng sứ,… Vì thế bạn có thể yên tâm về chất lượng khi lựa chọn nha khoa My Auris.

Viêm lợi có mủ là bệnh nguy hiểm bởi ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, tuy nhiên chúng ta có thể dễ dàng điều trị và bảo vệ sức khỏe răng miệng nếu như vệ sinh răng miệng đúng cách. 

Qua bài viết trên, hy vọng bạn sẽ bớt lo lắng hơn phần nào khi xuất hiện triệu chứng “Viêm lợi có mủ”. Nếu bạn có thắc mắc và cần hỗ trợ tư vấn hãy nhắn tin trực tiếp quan Fanpage hoặc gọi qua Hotline  để giải đáp cặn kẽ!

Kim Dung

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *