Mục Lục
Niềng răng mắc cài kim loại – phương áp chỉnh nha được ưa chuộng
Mặc dù hiện nay đã có rất nhiều giải pháp chỉnh nha tân tiến hiện đại nhưng phương pháp niềng răng mắc cài kim loại vẫn là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều người. Nguyên nhân chính là do:
-
Đạt hiệu quả chỉnh nha cao
Phương pháp chỉnh nha này được xem là phương pháp có hiệu quả tốt nhất cho các trường hợp nặng và phức tạp. Bộ mắc cài kim loại sẽ đc gắn trực tiếp lên răng và sẽ phải đeo liên tục nên giúp cho việc dịch chuyển các răng diễn ra liên tục.
-
Có tính ổn định và chắc chắn
Hệ thống mắc cài kim loại sẽ giúp người bệnh hạn chế được tình trạng tuột nút buộc do có độ bám tốt, khó bị gãy vỡ. Điều này sẽ nâng cao hiệu quả chỉnh nha trong suốt quá trình điều trị.
-
Khả năng áp dụng cao
Bên cạnh việc có thể áp dụng cho nhiều loại tình trạng răng như hô, móm, răng lệch lạc, khếp khểnh,…, niềng răng mắc cài kim loại còn có thể dùng để chỉnh nha cho nhiều độ tuổi từ trẻ em tới trung niên mà vẫn đảm bảo an toàn.
So sánh từng loại niềng răng mắc cài
Niềng răng mắc cài kim loại có đau không và mức độ đau như thế nào còn phụ thuộc vào phương pháp được lwuja chọn. Hiện tại, đối với niềng răng mắc cài kim loại có 3 phương pháp là sử dụng mắc cài thường, sử dụng mắc cài tự buộc, và niềng mặt trong. Cả 3 phương pháp này đều có những điểm giống nhau như:
- Đều chịu được các tác động mạnh từ bên ngoài, luôn đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra liên tục.
- Đều phù hợp với nhiều tình trạng răng và nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.
Bên cạnh đó, các phương pháp này vẫn có những điểm khác nhau sau:
Phương pháp | Niềng răng mắc cài kim loại thường | Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc | Niềng răng mắc cài kim loại mặt trong |
Đối tượng áp dụng | Có thể áp dụng cho mọi trường hợp, trừ các ca cực kì khó và phức tạp. | Có thể áp dụng cho tất cả các trường hợp. | Có thể áp dụng cho mọi trường hợp, trừ các ca cực kì khó và phức tạp, mắc các bệnh lý về máu, bọc răng sứ nhiều lần |
Hiệu quả | Đạt hiệu quả tương đối cao. | Đạt hiệu quả rất cao. | Đạt hiệu quả tương đối cao. |
Tính thẩm mỹ | Không có | Không có | Đảm bảo tính thẩm mỹ |
Thời gian niềng răng | Có thể kéo dài 18 tháng – 3 năm | Rút ngắn thời gian niềng từ 3-6 tháng so với 2 phương pháp kia. | Có thể kéo dài 18 tháng – 3 năm |
Thời gian tái khám | Tái khám định kỳ 1 tháng/lần | Tái khám 4-6 tháng/lần, không cần thường xuyên, vì trong suốt quá trình niềng không bị bong, sứt, tuột mắc cài. | Tái khám định kỳ 1 tháng/lần |
Cảm giác khi niềng | Dễ bị đau ê buốt do lực ma sát giữa dây chun và mắc cài. | Gây khó chịu cho người dùng bởi hệ thống nắp đóng, nắp trượt cồng kềnh và dày. | Dễ bị đau ê buốt do lực ma sát giữa dây chun và mắc cài, dễ bị thương ở lưỡi. |
Chi phí | 25-30 triệu/ca | 30-35 triệu/ca | 80-110 triệu/ca |
Niềng răng mắc cài kim loại có đau không?
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực chỉnh nha, nếu hỏi niềng răng mắc cài kim loại có đau không thì câu trả lời là chắc chắn có vì để nắn chỉnh răng về vị trí mong muốn, cần phải nhờ đến áp lực của khí cụ chỉnh nha.
Mặc dù có thể nói rằng tình trạng đau đớn chỉ xuất hiện trong vài ngày đầu sau đó sẽ hết vì đã quen với sự hiện diện của các khí cụ. Tuy nhiên, trong quá trình niềng răng, sẽ có 1 vài thời điểm đặc biệt khiến răng đau nhức:
Giai đoạn khi tách kẽ răng
Để tạo khoảng trống giữa các răng giúp các răng có chỗ để di chuyển khi niềng, việc đặt thun tách kẽ là điều cần thiết. Thun tách kẽ là những vòng tròn nhỏ cao su, hơi cứng, và được đặt vào giữa 2 kẽ răng. Khi này, sự ổn định của răng sẽ bị tác động, khiến bệnh nhân cảm thấy cộm và khó chịu, thậm chí là bị đau khi ăn uống. Nhưng bạn có thể yên tâm, cảm giác đau sẽ giảm dần và biến mất sau một thời gian niềng răng.
Thời điểm 1 tuần sau khi gắn mắc cài
Trong 1-2 tuần đầu, bệnh nhân sẽ chưa quen với sự xuất hiện của mắc cài nên sẽ cảm thấy vướng víu, khó chịu khi ăn nhai, khó khăn khi giao tiếp. Riêng về vấn đề đau nhức, còn tùy vào cơ địa mỗi người mà sẽ cảm thấy đau âm ỉ hoặc đau dữ dội do chưa quen lực kéo của dây cung.
Khi nhổ răng tạo khoảng cách cho răng di chuyển
Đối với một số tình trạng nặng, việc chỉ định nhổ răng để tạo khoảng trống cho răng dịch chuyển là điều bắt buộc. Việc này không chỉ khiến bệnh nhân cảm thấy lo lắng mà cũng có thể cảm thấy ê buốt, nhưng hãy yên tâm vì nó chỉ diễn ra lúc đầu và rất nhanh hết.
Thời điểm siết răng định kỳ
Vào mỗi lần tái khám định lỳ, bác sĩ sẽ kiểm tra sự dịch chuyển của răng, sau đó sẽ siết răng để đưa răng về đúng vị trí. Lực điều chỉnh sẽ tác động lên chân răng, nên bệnh nhân sẽ có cảm giác hơi đau nhức ở mức độ không đáng kể.
Tuy nhiên, hiện nay phương pháp niềng răng mắc cài kim loại có đau không đã không còn là vấn đề khiến bệnh nhân quá lo lắng. Với sự phát triển hiện đại trong kĩ thuật chỉnh nha, kết hợp với trình độ chuyên môn cao của bác sĩ, sự ê buốt sẽ được hạn chế ở mức tối đa.
Bí quyết để có thể giảm đau khi gắn mắc cài kim loại
Niềng răng mắc cài kim loại có đau không sẽ được giảm tối thiểu nếu người bệnh tìm hiểu kỹ càng, lựa chọn sáng suốt và chăm sóc răng miệng theo chỉ định của bác sĩ.
Lựa chọn mắc cài phù hợp
Cần lựa chọn loại mắc cài phù hợp với tình trạng răng miệng và cơ địa của mỗi người. Có thể hạn chế lựa chọn phương pháp niềng răng mắc cài truyền thống vì dây thun bị co kéo trong rãnh mắc cài gây lực ma sát lớn khiến bệnh nhân cảm thấy đau nhức nhiều hơn các phương pháp khác.
Lựa chọn chỉnh nha uy tín
Bạn cần biết rằng, với các trang thiết bị đầy đủ và hiện đại, kết hượp với tay nghề cao của bác sĩ, sẽ làm răng dịch chuyển một tỷ lệ chính xác nhất về đúng vị trí mong muốn, tránh các thao tác phát sinh và sự xâm lấn của vi khuẩn làm răng bị đau ê buốt âm ỉ trong thời gian dài.
Nha khoa My Auris tự hào trong suốt 10 năm hoạt động luôn là lựa chọn hàng đầu của các khách hàng tại Tp. Hồ Chí Minh khi quyết định niềng răng mắc cài. Đến với My Auris, bạn sẽ được trải nghiệm hành trình chuẩn quốc tế WTS Way To Smile trong toàn bộ quá trình chỉnh nha.
Cách chăm sóc trong quá trình niềng răng
Đây là yếu tố quan trọng để giảm thiểu vấn đề đau nhức trong qua trình đeo niềng. Một số vấn đề quan trọng nên lưu ý:
- Hạn chế ăn các loại thức ăn cứng, giòn, dai, dễ dính răng như mạch nha.
- Nên ăn thức ăn mềm, cũng có thể cắt ra thành các miếng nhỏ.
- Sử dụng bàn chải lông mềm, nước súc miệng, và chỉ nha khoa khi vệ sinh răng miệng.
- Có thể chườm đá để giảm cảm giác đau, sưng sau mỗi lần siết răng.
- Có thể hỏi bác sĩ về việc bôi sáp nha khoa vào vị trí mắc cài và dây cung để bảo vệ mô mềm tránh bị tổn thương trong khoang miệng.
Phương Trang