Áp dụng phương pháp trồng răng nguyên hàm cho những người không may mất răng toàn hàm vì bất kỳ lý do nào đó nhằm khắc phục thẩm mỹ và cải thiện chức năng ăn nhai. Trong đó, trồng răng implant nguyên hàm là giải pháp tối ưu nhất hiện nay, được các chuyên gia và bác sĩ đánh giá cao. Để hiểu hơn về trồng răng nguyên hàm bằng phương pháp implant, cùng theo dõi bài viết này nhé.
Mục Lục
Mất răng nguyên hàm nên trồng răng implant nguyên hàm hay hàm giả tháo lắp?
Ngày trước khi bị mất răng toàn hàm thường sẽ được áp dụng phương pháp hàm giả tháo lắp để cải thiện thẩm mỹ và ăn nhai. Tuy nhiên, phương pháp này còn nhiều hạn chế và cũng không đáp ứng thẩm mỹ và ăn nhai tốt.
Cho nên hiện nay, các bác sĩ, chuyên gia khuyên lựa chọn trồng răng implant nguyên hàm vì nhiều ưu điểm vượt trội hơn. Sau đây là sự so sánh giữa 2 phương pháp trồng implant nguyên hàm và hàm giả tháo lắp:
Đặc điểm | Trồng răng implant nguyên hàm | Hàm giả tháo lắp |
Khả năng ăn nhai | Khôi phục gần như 100% lực ăn nhai của răng thật. Đồng thời, răng cố định, chắc chắn nên cảm nhận thức ăn tốt hơn. | Không cố định, lỏng lẻo, ăn nhai không được tốt, chỉ khoảng 30-40% răng thật. Có thể khó chịu và đau khi đồ ăn quá cứng. |
Tính thẩm mỹ | Đẹp tự nhiên như răng thật | Rất dễ nhận biết răng giả |
Độ bền | Trung bình từ 10-20 năm, thậm chí vĩnh viễn nếu như được chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách | Khoảng 2-3 năm phải thay hàm mới |
Tiêu xương | Ngăn ngừa được tình trạng tiêu xương hàm, chống lão hóa gương mặt | Xương hàm vẫn bị tiêu dần và làm ảnh hưởng đến cấu trúc gương mặt |
Chăm sóc răng miệng | Vệ sinh dễ dàng như răng thật | Phải tháo lắp khi vệ sinh, dễ mắc thức ăn, gây viêm lợi, hôi miệng |
Thời gian thực hiện | Mất khoảng 3-6 tháng hoàn thành | Nhanh chóng, chỉ 2-3 ngày |
Chi phí | Rất cao | Thấp |
Qua những so sánh, có thể thấy được trồng răng implant toàn hàm mang đến nhiều lợi ích hơn so với hàm giả tháo lắp. Nhất là thẩm mỹ và khả năng ăn nhai như răng thật.
Trồng răng implant nguyên hàm là gì?
Trồng răng implant nguyên hàm còn được gọi là trồng răng sứ nguyên hàm. Phương pháp sử dụng kỹ thuật đặt các trụ implant cố định trong xương hàm sau đó lắp mão sứ lên để tạo thành răng hoàn chỉnh.
Hiện nay, có 2 phương pháp được sử dụng phổ biến trong trồng răng implant nguyên hàm là All on 4 và All on 6.
- Trồng răng implant all on 4: đây là phương pháp sử dụng 4 trụ implant trên 1 hàm, trong đó bác sĩ sẽ cấy 2 trụ implant thẳng ở vị trí răng số 2 và 2 trụ implant còn lại cấy nghiêng ở vị trí răng số 5 với góc nghiêng tối đã lên đến 45 độ. Cùng với đó là có sự hỗ trợ của Multi-unit Abutment để giúp cho 4 trụ implant được nâng đỡ trên 1 hàm và phía trên là 12 răng sứ. Thông thường, phương pháp này được áp dụng cho hàm dưới và nếu là hàm trên thì cần phải đáp ứng tiêu chuẩn xương hàm cứng chắc theo quy định của bác sĩ.
- Trồng răng implant all on 6: đây là một trong những giải pháp tối ưu cho mất răng toàn hàm trên hay toàn hàm dưới nhưng xương hàm quá yếu. So với phương pháp All on 4, thì phương pháp All on 6 bác sĩ sẽ cấy thêm 2 trụ implant ở vùng răng sau, giúp quá trình nâng đỡ được tốt và vững chắc hơn. Lúc này có thể nâng đỡ được 1 hàm với 14 răng sứ phía trên.
Sau khi thực hiện kỹ thuật all on 4 hay 6 thì khách hàng được khôi phục chức năng ăn nhai đáng kể lên đến 98%, thẩm mỹ cao, chất liệu phù hợp với sinh lý của cơ thể người nên an toàn, lành tính, không gây kích ứng. Đồng thời, độ bền và độ cứng chắc cao đem đến sự cảm nhận thức ăn ngon.
Những người nên trồng răng nguyên hàm
Vấn đề về sức khỏe răng miệng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cơ thể bởi không thể ăn nhai được, cơ thể sẽ không hấp thu dưỡng chất. Đồng thời, mất nhiều răng, lực nhai suy giảm càng ảnh hưởng đến chức năng của hệ tiêu hóa cũng như các vấn đề khác.
Do đó, nếu thuộc trong số những trường hợp bên dưới, cần được cải thiện nhanh chóng:
- Mất nhiều răng, khoảng từ 6 răng/ hàm
- Người mất răng toàn hàm
- Người bị viêm nha chu, răng lung lay, răng sâu nặng mà không thể phục hồi bắt buộc phải nhổ.
Quy trình trồng răng implant nguyên hàm
Trồng răng sứ nguyên hàm bằng implant là một kỹ thuật khó trong nha khoa, do đó đòi hỏi nhiều yếu tố về tay nghề bác sĩ, dụng cụ, máy móc, thiết bị,… và đặc biệt phải thực hiện theo trình tự, quy trình theo thứ tự:
- Bước 1: Thăm khám và chụp X-quang để kiểm tra tình trạng răng: bác sĩ sẽ thăm khám và kiểm tra tình trạng răng qua kết quả chụp bằng máy chụp X-quang Conebeam CT 3D và máy Panorex để kiểm tra số lượng răng bị mất và tình trạng nướu, xương hàm. Bác sĩ dựa vào hình ảnh 3 chiều để xác định mức độ tiêu xương, tụt nướu.
- Bước 2: Mô phỏng quá trình cấy ghép implant và lên kế hoạch điều trị: bác sĩ sẽ mô phỏng để khách hàng có cái nhìn tổng quan về phương pháp. Đồng thời, sẽ tư vấn về chi phí thực hiện, kỹ thuật áp dụng, lượng xương và tỉ lệ nướu cần ghép trong trường hợp đã tiêu xương hàm, thời gian thực hiện, kết quả nhận được, số lượng và chất liệu trụ răng, chất liệu răng sứ, chế độ bảo hành,…
- Bước 3: Tiến hành cấy trụ implant trong điều trị vô trùng
- Bước 4: Lấy mẫu hàm và chế tạo răng sứ
- Bước 5: phục hình răng sứ trên implant
- Bước 6: Hướng dẫn vệ sinh, chăm sóc và dặn lịch tái khám định kỳ.
Hy vọng các thông tin mà nha khoa My Auris chia sẻ về trồng răng implant nguyên hàm trong bài viết giúp mọi người hiểu hơn và có cơ sở chọn lựa nha khoa phù hợp để cải thiện sức khỏe răng miệng.
Anh Thy