Niềng răng móm có phải nhổ răng không?

Khi bạn quyết định niềng răng móm, bạn thường hay băn khoăn về việc niềng răng móm có phải nhổ răng không và bạn sẽ tìm ra câu trả lời ở bài viết này.

Tại sao nên niềng răng móm?

Tình trạng như thế nào được gọi là răng móm?

Răng móm là trình trạng sai lệch khớp cắn (khớp cắn ngược) do các răng cửa trên phủ ngoài răng cửa dưới. Hoặc, khi khép miệng thì hàm dưới sẽ nhổ hẳn ra ngoài và hàm trên sẽ thụt vào trong. Có 3 loại tình trạng móm răng chính:

  • Móm do hàm
  • Móm do răng
  • Móm do hàm và răng

Tuy nhiên theo số liệu thống kê ở các nước Châu Á, móm do răng là tình trạng chiếm tỉ lệ cao nhất. Nguyên nhân dẫn đến móm răng có thể do di truyền, do mút tay, tật đẩy lưỡi,… Tùy tình trạng răng móm mà việc niềng răng móm có phải nhổ răng hay không.

niềng răng móm có phải nhổ răng không

Ảnh hưởng do răng móm đem lại

Cũng như các trường hợp về vấn đề răng miệng khác, răm móm cũng gây nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày:

Ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ trên gương mặt

Đây có lẽ là ảnh hưởng dễ nhận thấy nhất. Những người bị móm thường không tự tin khi giao tiếp hay cười vì tự nhận thấy răng mình không đều đẹp. Ngoài ra, răng móm sẽ khiến tổng thể gương mặt mất cân đối khi cằm có thể nhọn hơn và nhô hẳn ra ngoài theo hình trăng khuyết.

Bất tiện khi ăn và nhai

Răng móm sẽ khiến việc nghiền nát thức ăn kém hiệu quả do bị sai khớp cắn. Nếu về lâu dài, bạn sẽ dễ mắc các bệnh về tiêu hóa, dạ dày.

Khả năng phát âm không chuẩn

Các trường hợp thường gặp nhất là người bị răng móm thường bị ngọng, khó phát âm rõ chữ hoặc giọng nói bị bóp méo.

Răng và nướu dễ bị tổn thương

Các trường hợp bị răng móm dễ gặp tình trạng mòn men răng hoặc răng yếu dần do bề mặt ngoài của hàm trên hay bị cọ sát nhiều bởi hàm dưới. Ngoài ra, nứu cũng dễ bị trầy xước, viêm hoặc chảy máu do phần răng của hàm này cọ vào nứu của hàm kia.

Dễ gặp các bệnh lý về răng miệng

Răng móm sẽ khiến thức ăn thừa hay bám lại trên răng, cộng thêm việc vệ sinh răng miệng khó khăn sẽ khiến ban dễ mắc các bệnh về răng miệng như hôi miệng, sâu răng,… 

Dẫn đến các bệnh về khớp thái dương

Khớp cắn không chuẩn dễ dẫn việc cơ hàm phải hoạt động quá mức. Điều này sẽ làm co thắt cơ, gây ra căng dây thần kinh, bị đau và gặp các bệnh liên quan khớp thái dương.

Cuối cùng, răng móm cũng khiến nhiều người cảm thấy lo lắng khi đi niềng răng vì luôn băn khoăn không biết niềng răng móm có phải nhổ răng không, cần nhổ bao nhiêu răng, có nguy hiểm gì không,…

Giải đáp một số thắc mắc về niềng răng móm

Niềng răng móm có giúp hết móm hoàn toàn không?

Câu trả lời là hoàn toàn phụ thuộc vào tình trạng móm răng và kĩ thuật chỉnh nha. Tuy nhiên, với tình trạng móm do răng thì niềng răng chính là phương pháp tối ưu nhất hiện nay. Đối với trường hợp bị móm nặng, bạn thường sẽ được chỉ định phẫu thuật hàm kết hợp với niềng răng và việc niềng răng móm có phải nhổ răng hay không cũng sẽ được quyết định.

Niềng răng móm có phải nhổ răng không? 

Khi bạn đến khám tại Nha khoa, bác sĩ sẽ là người trả lời cho bạn câu hỏi “niềng răng móm có phải nhổ răng không?” sau khi khám tổng quát cho bạn. Dưới đây là các trường hợp thường sẽ phải nhổ răng;

  • Răng bị móm nặng: để di chuyển răng về đúng vị trí cần phải nhổ bớt răng để tạo khoảng trống.  
  • Răng mọc chen chúc, khấp khểnh: răng sẽ bị mọc chen chúc khi khung hàm quá nhỏ và không đủ chỗ cho tất cả các răng. 
  • Điều trị răng móm ở tuổi trưởng thành (từ 18 tuổi trở lên): khi này xương hàm đã cứng và ổn định nên việc dịch chuyển răng về vị trí mong muốn sẽ khó hơn.
  • Răng cửa dưới bị chìa nhiều ra phía trước: để kéo được răng lùi ra phía sau một cách tối đa, việc nhổ răng đối với trường hợp này là cần thiết. 

Song song với thắc mắc niềng răng móm có phải nhổ răng không chính là câu hỏi nhổ răng khi niềng răng liệu có gây gây ảnh hưởng gì không. Tuy nhiên, bạn nên yên tâm vì trước khi quyết định nhổ răng, bác sĩ sẽ luôn cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng và thường chỉ nhổ những răng ít quan trọng, nên sẽ không gây nguy hiểm gì đến răng miệng và sức khỏe của bạn.

niềng răng móm có phải nhổ răng không

Cần nhổ bao nhiêu răng khi niềng răng móm?

Sau bước quyết định niềng răng móm có phải nhổ răng không là bước quyết định nhổ răng nào và bao nhiêu răng. Các răng thường được các bác sĩ quyết định nhổ là:

  • Răng khôn: đây là răng mọc sau cùng trong cung hàm và thường có nguy cơ ảnh hưởng mạnh đến răng số 7 kế bên như gây đau nhức, sâu răng.
  • Răng khểnh: đây là răng mọc chen chúc và khiến hàm răng không đều và nó không có nhiều tác dụng trong cung hàm.
  • Răng số 4: răng này nằm ở chính giữa khung hàm, nếu nhổ đi sẽ tạo thêm khoản trống để răng cửa bên ngoài và răng hàm bên trong có thể đi vào đúng vị trí trên cung hàm. 
  • Răng số 5: răng số 5 thường được nhổ đi giúp các răng khác có chỗ di chuyển về đúng vị trí mong muốn. 

Chú ý: Việc niềng răng móm có phải nhổ răng không, nhổ bao nhiêu răng và nhổ răng nào sẽ phụ thuộc tình trạng móm của mỗi khách hàng.

Có trường hợp nào không cần nhổ răng vẫn niềng răng móm được không?

Dĩ nhiên là có, vì so với việc phải trả lời câu hỏi “niềng răng móm có phải nhổ răng không?”, các bác sĩ thường ưu tiên việc niềng răng không cần nhổ hơn. Có 3 trường hợp không cần nhổ răng khi niềng:

  • Có cung hàm rộng: khi này răng sẽ có đủ khoảng cách để đặt khí cụ chỉnh nha. 
  • Niềng răng khi 12-16 tuổi: trong độ tuổi vàng này, răng và xương hàm của trẻ đang trong giai đoạn phát triển và mới thay răng sữa nên có sẵn khoảng rống để điều chỉnh. 
  • Răng nhỏ và thưa: giữa các răng sẽ có không gian để tiến hành điều chỉnh vị trí như mong muốn.

niềng răng móm có phải nhổ răng không

Có những lưu ý nào khi niềng răng móm không?

Ngoại trừ tìm hiểu băn khoăn ban đầu là niềng răng móm có phải nhổ răng không, khi đang trong quá trình niềng, bạn cũng cần chú ý những điều sau:

  • Không được đưa những vật dai cứng lên cắn để niềng răng không bị vỡ, rớt, chảy máu,…
  • Khi chơi thể thao cần đeo dụng cụ bảo vệ hàm.
  • Những loại thực phẩm nên ăn: thức ăn mềm và cắt nhỏ.
  • Những loại thực phẩm nên tránh: thức ăn dẻo, dai, cứng, quá ngọt, quá lạnh.
  • Luôn giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ với bàn chải lông mềm chuyên dụng, súc miệng bằng nước muối loãng,….
  • Đảm bảo khám răng định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ.
  • Nếu gặp bất kỳ vấn đề gì về răng như đau đớn, chảy máu, bị bung móc cài, vỡ nứt khay hàm, thì phải đến ngay nha khoa.

Nên niềng răng móm tại Nha khoa nào ở Tp. Hồ Chí Minh?

Trong suốt 10 năm hoạt động, Nha khoa My Auris chính là địa chỉ niềng răng móm đáng tin cậy của các khách hàng tại Tp. Hồ Chí Minh. Đến với My Auris bạn sẽ hoàn toàn hài lòng với Triết lý WTS Way to Smile – Way To Story: sự kết hợp hoàn hảo giữa con người và trí tuệ nhân tạo từ bước tư vấn cho đến khi kết thúc quá trình điều trị. Đặc biệt bạn sẽ không còn băn khoăn về việc niềng răng móm có phải nhổ răng không nhờ sự giải đáp tận tình và chi tiết của các bác sĩ và tư vấn viên ở đây.

Phương Trang

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *