Mục Lục
- 1 Tìm hiểu chung về niềng răng móm
- 2 Quy trình niềng răng móm bao gồm các bước nào?
- 2.1 Bước 1: Lựa chọn Nha khoa đáng tin cậy để thực hiện niềng răng móm
- 2.2 Bước 2: Tư vấn và khám tổng quát
- 2.3 Bước 3: Giữ sức khỏe và tinh thần tốt
- 2.4 Bước 4: Một vài kỹ thuật hỗ trợ
- 2.5 Bước 5: Gắn khí cụ chỉnh nha
- 2.6 Bước 6: Lắp dụng cụ kéo hàm
- 2.7 Bước 7: Tái khám định kỳ
- 2.8 Bước 8: Tháo mắc cài niềng răng và đeo hàm duy trì
Tìm hiểu chung về niềng răng móm
Răng móm là gì?
Răng móm là một trong những dạng sai khớp cắn không hiếm gặp. Với tình trạng này, hàm dưới sẽ nhô hẳn ra ngoài và hàm trên sẽ thụt sâu vào trong, khiến vùng môi dưới hoặc vùng cằm bị nhô gây mất thẩm mỹ tổng thể khuôn mặt. Răng móm cũng gây khó khăn khi ăn uống và chăm sóc răng miệng, nâng cao nguy cơ mắc các bệnh như viêm nứu, sâu răng, đau dạ dày, viêm đường ruột,…, khiến bạn phát âm khó nghe và không rõ, dễ làm mất tự tin trong giao tiếp thường ngày.
Có thể thấy rằng răng móm đem lại những ảnh hưởng lâu dài hơn chúng ta nghĩ. Chính vì thế, giải pháp cho các vấn đề trên chính là niềng răng móm!
Phương pháp niềng răng móm
Phương pháp niềng răng món chính là yếu tố quan trọng quyết định niềng răng móm trong bao lâu.
Niềng răng móm với mắc cài kim loại mặt ngoài
Phương pháp niềng răng móm này sẽ sử dụng mắc cài kim loại và dây cố định chặt ở mặt ngoài thân răng để kéo các răng cần điều trị về vị trí mong muốn.
Ưu điểm của phương pháp này là giá thành phải chăng nhất trong số các phương pháp niềng răng móm, dễ thực hiện và sử dụng, có độ bền cao và có hiệu quả cao với nhiều mức độ móm. Tuy nhiên, việc niềng răng kim loại mặt ngoài sẽ khiến bạn kém tự tin khi cười là nhược điểm lớn nhất. Ngoài ra, bạn sẽ thường gặp khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng khi mới bắt đầu niềng răng móm.
Niềng răng móm bằng mắc cài kim loại mặt trong
Phương pháp này khá tương đồng với niềng răng mắc cài kim loại mặt ngoài, nhưng khác ở chỗ mắc cài sẽ được gắn ở mặt trong thân răng. Phương pháp này có ưu điểm hơn là đảm bảo tính thẩm mỹ cao hơn vì người khác không thể nhìn thấy bộ niềng răng của bạn.
Niềng răng móm mắc cài sứ
Một phương pháp khác là sử dụng mắc cài sứ. Với loại mắc cài này bạn có thể yên tâm vì mắc cài được làm từ sứ nha khoa rất chắc chắn và khó bị vỡ. Bên cạnh các ưu điểm như mắc cài kim loại, mắc cài sứ còn có ưu điểm là có màu sắc tương tự răng thật nên nhìn từ xa sẽ khó nhận ra. Tuy nhiên, loại mắc cài này phù hợp hơn với khách hàng có điều kiện kinh tế.
Niềng răng trong suốt
Cuối cùng chính là niềng răng trong suốt. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng các khay răng trong suốt được thiết kế riêng để đeo vào hàm để cố định và điều chỉnh vị trí của các răng.
Ưu điểm chính này tính thẩm mỹ rất cao và có thể tự tháo lắp được, thậm chí khi đứng gần thì người đối diện cũng khó phát hiện ra. Tuy nhiên, nhược điểm đó là phương pháp này có khả năng điều chỉnh răng không cao nên không phù hợp với các trường hợp bị móm nặng hoặc bị sai lệch khớp cắn nhiều.
Niềng răng móm trong bao lâu?
Niềng răng móm trong bao lâu còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Theo lý thuyết chung cho câu hỏi “niềng răng móm trong bao lâu?”, việc niềng răng móm sẽ mất tầm 18 tháng cho trường hợp không nhổ răng và 24 tháng khi có nhổ răng. Tuy nhiên, cụ thể hơn, niềng răng móm trong bao lâu còn phụ thuộc vào:
- Mức độ móm hiện tại: quy trình niềng răng móm sẽ diễn ra lâu hơn nếu tình trạng móm càng nhiều. So với bệnh nhân bị móm do răng thưa, thì trường hợp bị móm do răng chen chúc sẽ lâu hơn.
- Độ tuổi của bệnh nhân: theo nhiều nghiên cứu, 12-18 tuổi chính là độ tuổi có thể niềng răng nhanh nhất vì trong độ tuổi này xương hàm vẫn đang phát triển. Trẻ em cũng có thể được niềng răng từ 7-13 tuổi. Đối với người trưởng thành, việc niềng răng móm sẽ mất nhiều thời gian hơn do lúc này xương hàm đã cứng.
- Kỹ thuật chỉnh nha: đây chính là yếu tố quan trọng quyết định việc niềng răng móm trong bao lâu thì xong. Đầu tiên, bạn nên lựa chọn một nha khoa khoa uy tín và một bác sĩ giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn tốt trong việc chỉnh nha để bác sĩ có thể chẩn đoán và lên phác đồ điều trị chính xác.
- Phương pháp niềng răng cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc niềng răng móm trong bao lâu.
Quy trình niềng răng móm bao gồm các bước nào?
Để có thể niềng răng móm thành công, các quy trình niềng răng móm dưới đây nên được tiến hành theo dõi sát sao:
Bước 1: Lựa chọn Nha khoa đáng tin cậy để thực hiện niềng răng móm
Một số tiêu chí sau sẽ giúp bạn có thể chọn được Nha khoa tốt để niềng răng móm:
- Có cơ sở vật chất và hệ thống trang thiết bị hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế.
- Sở hữu đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và có tay nghề cao trong việc chỉnh nha.
- Bệnh nhân sẽ được tư vấn chuyên nghiệp và nhiệt tình về tất cả vấn đề và thắc mắc.
Nếu bạn đang ở TP. Hồ Chí Minh hoặc các tỉnh lân cận, Nha khoa My Auris là một gợi ý hàng đầu cho bạn trong việc trải nghiệm niềng răng móm chất lượng cao với giá cả phải chăng. Với bộ triết lý WTS của mình, My Auris đảm bảo sẽ khiến bạn hài lòng khi quy trình niềng răng móm luôn được thực hiện đúng và hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng sẽ được bác sĩ tư vấn chính xác cho bạn thời gian niềng răng móm trong bao lâu.
Bước 2: Tư vấn và khám tổng quát
Bước tiếp theo và bắt buộc của mọi quy trình niềng răng móm đó chính là bước này.
Đầu tiên, bác sĩ sẽ khám ngoài mặt và trong miệng để đánh giá tình trạng răng móm cũng như phát hiện các bệnh về răng miệng như sâu răng, viêm lợi,… và tiến hành điều trị.
Tiếp đến, bạn sẽ được chụp X-quang, lấy mẫu hàm để bác sĩ có thể phân tích mẫu hàm.
Cuối cùng, bác sĩ sẽ lên cho bạn phác đồ điều trị riêng và chuẩn xác, cũng như cho bạn biết thời gian niềng răng móm trong bao lâu.
Bước 3: Giữ sức khỏe và tinh thần tốt
Việc chuẩn bị tinh thần chấp nhận sống chung đầy bất tiện và kém thẩm mỹ với việc niềng răng móm là rất quan trọng. Ngoài ra, bạn cũng cần ăn no đủ chất trước khi đến nha khoa để niềng răng móm.
Bước 4: Một vài kỹ thuật hỗ trợ
Tùy từng trường hợp mà trước khi lắp đặt các sụng cụ niềng răng móm, bạn sẽ được thực hiện một vài kỹ thuật phụ như nhổ răng, nong hàm, tách kẽ răng,…
Bước 5: Gắn khí cụ chỉnh nha
Sau khi lấy cao răng và vệ sinh răng miệng sạch sẽ, bác sĩ sẽ lắp khí cụ chỉnh nha để sắp xếp răng. Thời gian dàn răng sẽ sẽ khác nhau tùy tình trạng răng khác nhau, nhưng thường sẽ hoàn thành sau 9 tháng. Dữ liệu đánh giá và phân tích sẽ được nhập trong phầm mềm chỉnh nha chuyên dụng để theo dõi trong suốt qua trình điều trị.
Bước 6: Lắp dụng cụ kéo hàm
Đây là bước quan trọng để tạo sự khác biệt rõ rệt khi niềng răng móm. Bác sĩ sẽ dùng thun liên hàm hoặc lò xo để kéo hàm dưới lại. Thun/lò xo sẽ được gắn thông qua mắc cài trên răng hoặc đóng đinh nhỏ (minivis) vào nứu phụ thuộc vào từng trường hợp. Bạn nên đeo thun đủ ít nhất 20h/ngày và thay thun từ 2-3 lần ngày. Giai đoạn này sẽ mất tầm 6-9 tháng.
Bước 7: Tái khám định kỳ
Bạn cần tới Nha khoa tối thiểu 1 tháng/lần hoặc theo lịch hẹn của bác sĩ để bác sĩ kiểm tra tiến độ dịch chuyển răng, thay dây cung/dây chun phù hợp với mỗi giai đoạn.
Bước 8: Tháo mắc cài niềng răng và đeo hàm duy trì
Cuối cùng, sau khi khớp cắn cảu bạn dã đjat chuẩn, bác sĩ sẽ tháo niềng răng cho bạn và bạn sẽ vẫn phải đeo hàm duy trì trong một thời gian để cố định kết quả cuối cùng.
Phương Trang